Lịch sử Tài_chính_hành_vi_học

Trong thời kỷ cổ điển, kinh tế học có mối liên kết gần gũi với tâm lý học. Ví dụ, Adam Smith viết cuốn Lý thuyết về tình cảm lương tâm (The Theory of Moral Sentiments), văn bản quan trọng mô tả những nguyên lý tâm lý học của các hành vi cá nhân; Jeremy Bentham viết bao quát về những hữu dụng (lợi ích) nền của tâm lý học. Trong thời kỳ kinh tế học tân cổ điển, các nhà kinh tế học bắt đầu đặt mình bên ngoài tâm lý học nhằm hướng tới những nghiên cứu kinh tế như một khoa học tự nhiên, bắt đầu với những giải thích về hành vi kinh tế được suy ra từ các giả định về tính tự nhiên của các thực thể (tác nhân) kinh tế. Khái niệm con người kinh tế đã được đề xuất, tâm lý của con người được xem xét cơ bản dựa trên lý trí. Tuy vậy, những giải thích thuộc về tâm lý tiếp tục cho ra những hình thái phân tích quan trọng trong quá trình phát triển của trường phái kinh tế học tân cổ điển, những đại diện tiêu biểu như Francis Edgeworth, Vilfredo Pareto, Irving FisherJohn Maynard Keynes.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tài_chính_hành_vi_học http://www.economist.com/finance/displayStory.cfm?... http://www.findarticles.com/p/articles/mi_m1094/is... http://www.harvardmagazine.com/print/030640.html http://www.moneyscience.com/linkdirectory.php?cat=... http://slate.msn.com/id/2110977 http://www.seiadvisornetwork.com/documents/Integra... http://www.yaleeconomicreview.com/fall2005/behavio... http://gsbwww.uchicago.edu/fac/richard.thaler/rese... http://icf.som.yale.edu/research/behav_finance.sht... http://claree.univ-lille1.fr/~brandouy/